1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
- Tên chuyên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Kinh tế biển
+ Tiếng Anh: Marine Economics
- Mã số chuyên ngành đào tạo: Thí điểm
- Tên ngành đào tạo: Liên ngành
- Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
- Thời gian đào tạo: 2 năm
- Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế biển
+ Tiếng Anh: The Degree of Master in Marine Economics
- Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
2.1. Mục tiêu chung
3. Thông tin tuyển sinh
3.1. Hình thức tuyển sinh
Thi tuyển với các môn thi sau đây:
- Môn thi cơ bản: Đánh giá năng lực
- Môn cơ sở: Kinh tế học
- Môn ngoại ngữ: Tiếng Anh
3.2. Đối tượng tuyển sinh
Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế biển mang tính liên ngành cao của các ngành Kinh tế phát triển, Hải dương học và một số ngành liên quan như Kinh doanh và quản lý, Khoa học Trái đất, Khoa học Môi trường, Thủy sản, Kỹ thuật mỏ, Khai thác Vận tải trong đó ngành Kinh tế phát triển được coi là ngành gốc chính. Đây là chương trình đào tạo mới, có tính liên ngành cao và ưu tiên các đối tượng đang công tác trong lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành đào tạo nên Trường Đại học Kinh tế xác định đối tượng tuyển sinh như sau:
* Điều kiện văn bằng:
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế phát triển được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 2 học phần (6 tín chỉ).
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Hải dương học được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 3 học phần (9 tín chỉ).
- Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành thuộc nhóm ngành Kinh tế học, Kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm, Kế toán - Kiểm toán, Quản trị - Quản lý được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 6 học phần (18 tín chỉ).
- Có bằng tốt nghiệp đại học nhóm ngành Khoa học trái đất, Khoa học môi trường, Thủy sản, Kỹ thuật mỏ, Khai thác Vận tải được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 8 học phần (24 tín chỉ).
* Điều kiện thâm niên công tác:
+ Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế phát triển, Hải dương học được dự thi ngay;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành thuộc nhóm ngành Kinh tế học, Kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm, Kế toán - Kiểm toán, Quản trị - Quản lý được dự thi sau khi có ít nhất một năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị và quản lý trong lĩnh vực biển, hải dương, vận tải biển, tài nguyên biển hoặc môi trường biển;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học nhóm ngành Khoa học trái đất, Khoa học môi trường, Thủy sản, Kỹ thuật mỏ, Khai thác Vận tải được dự thi sau khi có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị và quản lý trong lĩnh vực biển, hải dương, vận tải biển, tài nguyên biển hoặc môi trường biển.
- Ngành phù hợp: Kinh tế phát triển, Hải dương học
- Ngành gần: Kinh tế, Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Marketing, Bất động sản, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, Tài chính – Ngân hàng, Bảo hiểm, Kế toán, Kiểm toán, Khoa học quản lý, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng, Địa chất học, Địa lý tự nhiên, Khí tượng học, Thủy văn, Khoa học môi trường, Khoa học trái đất, Nuôi trồng thủy sản, Bệnh học thủy sản, Kỹ thuật khai thác thủy sản, Quản lý nguồn lợi thủy sản, Kỹ thuật mỏ, Kỹ thuật dầu khí, Kỹ thuật tuyển khoáng, Khai thác vận tải, Kinh tế vận tải, Khoa học hàng hải.
- Đối với đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế phát triển, danh mục các học phần bổ sung kiến thức gồm 02 học phần (06 tín chỉ):
TT |
Học phần |
Số tín chỉ |
1 |
Hải dương học đại cương |
3 |
2 |
Kinh tế biển |
3 |
|
Tổng cộng: |
6 |
- Đối với đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học ngành Khoa học quản lýdanh mục các học phần bổ sung kiến thức gồm 03 học phần (9 tín chỉ).
TT |
Học phần |
Số tín chỉ |
1 |
Kinh tế vi mô |
3 |
2 |
Kinh tế vĩ mô |
3 |
3 |
Kinh tế phát triển |
3 |
|
Tổng cộng: |
12 |
- Đối với đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học các ngành thuộc nhóm ngành Kinh tế học, Kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm, Kế toán - Kiểm toán, Quản trị - Quản lý, danh mục các học phần bổ sung kiến thức gồm 06 học phần (18 tín chỉ):
TT |
Học phần |
Số tín chỉ |
1 |
Kinh tế vi mô |
3 |
2 |
Kinh tế vĩ mô |
3 |
3 |
Kinh tế phát triển |
3 |
4 |
Kinh tế môi trường |
3 |
5 |
Kinh tế biển |
3 |
6 |
Hải dương học đại cương |
3 |
|
Tổng cộng: |
18 |
- Đối với đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học nhóm ngành Khoa học trái đất, Khoa học môi trường, Thủy sản, Kỹ thuật mỏ, Khai thác Vận tải,danh mục các học phần bổ sung kiến thức gồm 08 học phần (24 tín chỉ):
TT |
Học phần |
Số tín chỉ |
1 |
Kinh tế vi mô |
3 |
2 |
Kinh tế vĩ mô |
3 |
3 |
Kinh tế phát triển |
3 |
4 |
Kinh tế môi trường |
3 |
5 |
Kinh tế biển |
3 |
6 |
Kinh tế công cộng |
3 |
7 |
Kinh tế quốc tế |
3 |
8 |
Hải dương học đại cương |
3 |
|
Tổng cộng: |
24 |