1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
- Tên chuyên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Quản trị các tổ chức tài chính
+ Tiếng Anh: Financial Institution Management
- Mã số chuyên ngành đào tạo: Thí điểm
- Tên ngành đào tạo: Liên ngành
- Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
- Thời gian đào tạo: 2 năm
- Tên văn bằng tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị các tổ chức tài chính
+ Tiếng Anh: The Degree of Master in Financial Institution Management
- Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Mục tiêu của chương trình đào tạo
2.1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị các tổ chức tài chính nhằm đào tạo những cán bộ lãnh đạo cấp cao và cán bộ quản lý cấp trung trong các tổ chức tài chính-ngân hàng, bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính và công ty quản lý quỹ. Sau khi tốt nghiệp, học viên được trang bị các kiến thức chuyên sâu, hiện đại, mang tính ứng dụng cao trong lĩnh vực quản trị Tài chính - ngân hàng theo nhóm công việc quản lý, đồng thời được rèn luyện kỹ năng, phẩm chất để có đủ điều kiện làm việc ở những vị trí quản lý hoặc được bồi dưỡng để đảm nhiệm những nhiệm vụ quản lý cao hơn trong ngân hàng và các tổ chức tài chính khác.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị các tổ chức tài chính nhằm mục đích đào tạo những người đã có kinh nghiệm làm việc trong các tổ chức tài chính, cung cấp các kiến thức chuyên sâu về Tài chính - ngân hàng và kỹ năng quản trị cao cấp trong các tổ chức tài chính, ngân hàng, công ty chứng khoán, bảo hiểm v.v… Học viên sau khi tốt nghiệp có khả năng đảm nhận các vị trí quản lý, điều hành, quản trị từ cấp phòng, chi nhánh trở lên gồm: 1) nhóm quản lý trong các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, ii) nhóm quản lý trong công ty chứng khoán và quỹ đầu tư và iii) nhóm quản lý trong các công ty bảo hiểm và tài bảo hiểm. Các học viên đã có kinh nghiệm quản lý có thể lựa chọn các học phần chuyên sâu về quản lý và kỹ năng lãnh đạo trong ngành tài chính ngân hàng để củng cố hoàn thiện năng lực, có thể đáp ứng yêu cầu ở những vị trí cao hơn trong các tổ chức tài chính.
Chương trình đào tạo được thiết kế dựa trên chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới về Thạc sĩ Quản trị các tổ chức tài chính của Đại học Madrid - Tây Ban Nha, dưới sự tư vấn xây dựng chương trình của trường California State University Long Beach - CSULB, một trong những trường đại học công lập top 100 của Mỹ về tài chính và quản trị kinh doanh. Do vậy, chương trình đảm bảo tính tiên tiến, hiện đại và đồng thời có khả năng ứng dụng cao ở Việt Nam, được thiết kế lần đầu tiên cho các cán bộ lãnh đạo, quản trị điều hành của hệ thống Tài chính ngân hàng ở Việt Nam.
3. Thông tin tuyển sinh
3.1. Hình thức tuyển sinhThi tuyển với các môn thi và đánh giá sau đây:
- Môn cơ bản: Đánh giá năng lực
- Môn cơ sở: Kinh tế Tiền tệ - Ngân hàng
- Môn ngoại ngữ: Tiếng Anh
3.2. Đối tượng tuyển sinh
3.2.1. Điều kiện văn bằng
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Tài chính - ngân hàng hoặc ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Tài chính - ngân hàng được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 02 học phần (06 tín chỉ);
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Quản trị kinh doanh hoặc ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Quản trị kinh doanh được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 02 học phần (06 tín chỉ);
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 04 học phần (12 tín chỉ).
3.2.2. Điều kiện thâm niên công tác
Thí sinh đủ điều kiện dự tuyển khi đáp ứng được tối thiểu 1 trong 2 yêu cầu dưới đây:
- Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm công tác trong các tổ chức tài chính hoặc Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng trong các doanh nghiệp (tính từ ngày tốt nghiệp đến ngày dự thi).
- Đang đảm nhiệm vị trí quản lý trong các tổ chức tài chính tín dụng, từ cấp Phòng trở lên hoặc tương đương.
3.3. Danh mục các ngành phù hợp, ngành gần
- Danh mục các ngành phù hợp: Ngành Tài chính - ngân hàng, Quản trị kinh doanh hoặc ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Tài chính - ngân hàng, Quản trị kinh doanh.
- Danh mục các ngành gần: Kinh tế (không có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh), Kinh tế quốc tế, Kinh tế phát triển, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Marketing, Bất động sản, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, Bảo hiểm, Kế toán, Kiểm toán, Khoa học quản lý, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng.
3.4. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức
- Đối với đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học ngành Tài chính - ngân hàng, hoặc ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Tài chính - ngân hàng, danh mục các học phần bổ sung kiến thức gồm 02 học phần (06 tín chỉ):
TT |
Học phần |
Số tín chỉ |
1 |
Quản trị học |
3 |
2 |
Quản trị tài chính |
3 |
|
Tổng cộng: |
6 |
- Đối với đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học ngành Quản trị kinh doanh hoặc ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Quản trị kinh doanh, danh mục các học phần bổ sung kiến thức gồm 02 học phần (06 tín chỉ):
TT |
Học phần |
Số tín chỉ |
1 |
Kinh tế tiền tệ - ngân hàng |
3 |
2 |
Quản trị ngân hàng thương mại |
3 |
|
Tổng cộng: |
6 |
- Đối với đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh danh mục các học phần bổ sung kiến thức gồm 04 học phần (12 tín chỉ):
TT |
Học phần |
Số tín chỉ |
1 |
Quản trị học |
3 |
2 |
Quản trị tài chính |
3 |
3 |
Kinh tế tiền tệ - ngân hàng |
3 |
4 |
Quản trị ngân hàng thương mại |
3 |
|
Tổng cộng: |
12 |