Programe » The Degree of Master in International Economics

Ban hành theo Quyết định số 3539/QĐ-ĐHQGHN, ngày 25/9/2015 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Một số thông tin về chuyên ngành đào tạo

Tên chuyên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Kinh tế quốc tế

+ Tiếng Anh: International Economics

Mã số chuyên ngành đào tạo: 60310102

Tên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Kinh tế quốc tế

+ Tiếng Anh: International Economics

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ

Thời gian đào tạo: 2 năm

Tên văn bằng tốt nghiệp:

+ Tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Kinh tế quốc tế

+ Tiếng Anh: The Degree of Master in International Economics

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo thạc sĩ Kinh tế quốc tế theo định hướng nghiên cứu cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành Kinh tế quốc tế như thương mại quốc tế, tài chính quốc tế, đầu tư quốc tế và chuyển giao công nghệ quốc tế, cũng như trang bị cho người học phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp để có thể độc lập nghiên cứu, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học, bước đầu có thể hình thành ý tưởng khoa học, phát hiện, khám phá và thử nghiệm kiến thức mới trong lĩnh vực kinh tế quốc tế; có khả năng thực hiện công việc nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn và hoạch định chính sách tại các viện nghiên cứu, các trường đại học và cao đẳng, các cơ quan chính phủ; hoặc có thể tiếp tục tham gia học tập các chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ thuộc lĩnh vực kinh tế quốc tế và các lĩnh vực có liên quan.

3. Thông tin tuyển sinh

3.1. Hình thức tuyển sinh

-    Thi tuyển với các môn thi sau đây:

+ Môn thi Cơ bản: Kinh tế quốc tế

+ Môn thi Cơ sở: Thi theo phương thức đánh giá năng lực

+ Môn Ngoại ngữ: Tiếng Anh.

3.2. Đối tượng tuyển sinh

3.2.1. Điều kiện văn bằng

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế quốc tế hoặc ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Kinh tế quốc tế;

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành gần với ngành Kinh tế quốc tế, có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 5 học phần (15 tín chỉ);

- Có bằng tốt nghiệp đại học không chính quy ngành gần với ngành Kinh tế quốc tế, có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 7 học phần (21 tín chỉ).

3.2.2. Điều kiện thâm niên công tác

Những người có bằng tốt nghiệp loại khá trở lên và không thuộc diện phải học bổ sung kiến thức được dự thi ngay;

- Những người có bằng tốt nghiệp đại học dưới loại khá hoặc thuộc diện phải học bổ sung kiến thức thì phải có ít nhất 01 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực đăng kí dự thi.

3.3.Danh mục các ngành phù hợp, ngành gần

- Danh mục các ngành phù hợp: Kinh tế (có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Kinh tế quốc tế);

- Danh mục các ngành gần: Kinh tế (không có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Kinh tế quốc tế); Tài chính - Ngân hàng; Bảo hiểm; Kế toán; Kiểm toán; Quản trị kinh doanh; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị khách sạn; Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống; Bất động sản; Marketing; Kinh doanh quốc tế; Kinh doanh thương mại, Khoa học quản lý, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng.

3.4.Danh mục các học phần bổ sung kiến thức

- Đối với đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành gần với ngành Kinh tế quốc tế, danh mục các học phần bổ sung kiến thức gồm 5 học phần (15 tín chỉ):

+ Kinh tế vi mô    

(3 tín chỉ)

+ Kinh tế vĩ mô

(3 tín chỉ)

+ Thương mại quốc tế

(3 tín chỉ)

+ Đầu tư quốc tế

(3 tín chỉ)

+ Tài chính quốc tế        

(3 tín chỉ)

- Đối với đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học không chính quy ngành gần với ngành Kinh tế quốc tế, danh mục các học phần bổ sung kiến thức gồm 7 học phần (21 tín chỉ):

+ Kinh tế vi mô             

(3 tín chỉ)

+ Kinh tế vĩ mô             

(3 tín chỉ)

+ Kinh tế phát triển                 

(3 tín chỉ)

+ Thương mại quốc tế    

(3 tín chỉ)

+ Đầu tư quốc tế            

(3 tín chỉ)

+ Tài chính quốc tế                  

(3 tín chỉ)

+ Kinh doanh quốc tế     

(3 tín chỉ)